Tỷ phú cá vược từng thất bại tới "liêu xiêu"

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú cá vược Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

cá vược
Anh Trương Văn Trị với giống cá do mình lai tạo.

Xác định khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, mỗi năm, trang trại nuôi cá vược của giáo dân Trương Văn Trị, còn được biết đến với tên gọi thân mật “Trị cá vược”, thu về hàng chục tỷ đồng.

Mới chỉ hình thành được ít năm nên Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long chưa thực sự quen thuộc với những người nông dân Thái Bình. Ngược lại, thương hiệu "Trị cá vược" đã trở nên thân quen không chỉ với người dân Thái Bình mà còn với nông dân các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh biên giới phía Bắc và cả miền Trung.

Nếu như hơn 10 năm trước, người ta biết đến Trương Văn Trị là nhờ thành công trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để nuôi cá vược trong môi trường nước ngọt và cho cá vược ngủ đông thì nay, Trương Văn Trị còn được biết đến bởi thành công trong việc nhân giống những loại cá biển khác có giá trị kinh tế cao như cá chim vây vàng, cá sủ đất, cá song chấm nâu, cá hồng đỏ...

Thuần hóa được cá biển vào nước ngọt đã là khó nhưng cho được cá sinh sản còn khó hơn. Chính từ suy nghĩ đó, Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long đã tập trung nghiên cứu để tìm cá đủ tiêu chuẩn làm cá bố mẹ và tạo môi trường thuận lợi cho cá bố mẹ có thể sinh sản được trong bể, trong ao. Đây chính là bí quyết đưa Công ty ngày càng phát triển mạnh hơn với số lượng ngày càng nhiều hơn những loại cá biển được thuần hóa và sinh sản ở môi trường nước lợ và nước ngọt.

Trong quá trình phát triển, từ một cơ sở nuôi cá tư nhân nhỏ lẻ đến Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long hôm nay là quá trình hơn 10 năm. Trong quãng thời gian đó, cũng có những lúc thành công và cũng có không ít khi tưởng chừng như thất bại, phá sản. Càng nghĩ lại thời gian đã qua, Trương Văn Trị và các cộng sự càng thấu hiểu hơn con đường đi lên của doanh nghiệp chính là áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

Anh bảo: Nếu chỉ bán được cá giống mà người mua không nuôi thành công thì cơ sở cũng không thể phát triển. Bởi vậy, mỗi loại cá biển sau khi được thuần chủng, trước khi chuyển giao cho khách hàng anh đều chuẩn bị sẵn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật từ những điều căn bản như đào ao đến vệ sinh ao, phương pháp nuôi và phòng bệnh cho cá.

Tiếng lành đồn xa, nhờ được Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long hướng dẫn về kỹ thuật nên khách hàng đến mua cá và nuôi thành công các loại cá do Công ty sản xuất ngày càng nhiều và bây giờ tầm ảnh hưởng của Công ty không chỉ ở Thái Bình mà đã vươn ra các tỉnh biên giới phía Bắc và cả các tỉnh miền Trung. Không ít trang trại nuôi cá ở các địa phương có diện nuôi đến hàng chục héc-ta nhưng đều sử dụng cá giống của Hải Long. Không ít người đã làm giàu từ cá giống của cơ sở này.

Cá vược trong môi trường nước ngọt dễ nuôi và phát triển nhanh hơn môi trường nước mặn. Tính ra, từ khi thả giống đến khi thành phẩm xuất bán chỉ 6 - 8 tháng. Thời điểm hiện tại, 1kg cá vược bán ra thị trường có giá thành khoảng 100.000 đồng, nhưng mùa cao điểm lên tới 180.000 đồng/kg.

Tổng thu nhập mỗi năm tại doanh nghiệp của tỷ phú nông dân Trương Văn Trị luôn đạt hơn 10 tỷ đồng. Ý chí vượt khó, khát khao chinh phục khoa học công nghệ để làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương được ghi nhận bằng những phần thưởng xứng đáng của các bộ, ngành trung ương và địa phương.

Không tự mãn với thành công, nhiều dự định đã ấp ủ bấy lâu đang được tỷ phú nông dân Trương Văn Trị dần hiện thực hóa. Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long - cơ ngơi của anh, cứ ngày một rộng ra, nhân công cứ ngày càng nhiều lên và anh cũng tin chính sự phát triển ấy tạo tiền đề cho cuộc sống ấm no hơn của những người nông dân.

Ông Nguyễn Văn Giang, Bí thư Huyện ủy Tiền Hải: Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, đưa những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào phục vụ chăn nuôi thủy hải sản trên địa bàn huyện. Đây là hướng đi rất tốt của Công ty khi vừa đáp ứng nhu cầu con giống trên địa bàn huyện vừa cung cấp con giống cho những địa bàn khác có nhu cầu.

Bà Đỗ Thị Ngọc, xã Thái Đô, huyện Thái Thụy: Tôi vẫn đến đây mua vì con giống ở đây giống tốt và được tư vấn kỹ thuật kỹ lưỡng. Những lúc cá có vấn đề, tôi điện sang hỏi đều được Công ty tận tình tư vấn và hướng dẫn để xử lý kịp thời. Thế nên tôi rất tin tưởng, năm nào cũng sang đây mua con giống.

Anh Phạm Văn Nghiệp, xã Nam Cường, huyện Tiền Hải: Công ty đã hướng dẫn chúng tôi phương pháp xử lý, cải tạo ao và quản lý môi trường ao nuôi trước khi đưa con giống về thả. Trong quá trình thả, Công ty cử cán bộ kỹ thuật xuống tận mô hình để kiểm tra chất lượng con giống. Định kỳ, Công ty cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra quá trình sinh trưởng của cá nuôi có phát triển bình thường không để điều chỉnh mức ăn của cá cho phù hợp.

Infonet/Dân Việt, 06/10/2015
Đăng ngày 07/10/2015
Anh Tú

Lợn cợn trong đáy ao bạt

Tưởng chừng ở các ao nuôi lót bạt đáy ao thường sẽ rất ít các chất thải lợn cợn, tuy nhiên trên thực tế vì một số nguyên nhân dẫn đến các chất lợn cợn này sẽ hiện hữu trong đáy ao. Chúng không chỉ mang đến nhiều tác hại cho môi nước nước mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 08:00 28/05/2024

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 09:14 26/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Hạn chế tình trạng rơi thức ăn ở chân máy cho tôm ăn

Máy cho tôm ăn là thiết bị phổ biến ở ao nuôi tôm với vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng thức ăn rơi tại chân máy vẫn còn xuất hiện ở một số máy cho ăn một động cơ khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thức ăn.

Máy cho tôm ăn
• 06:07 30/05/2024

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cá mú, cá chẽm

Cá chẽm, cá mú là loài các cá có sức đề kháng tốt, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro và tăng năng suất trong nuôi thương phẩm, điều quan trọng là công tác quản lý phòng bệnh cá phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên, trong đó quản lý môi trường nước nuôi và chất lượng thức ăn rất quan trọng, quyết định hơn 50% thành công trong nghề nuôi cá chẽm.

Cá mú
• 06:07 30/05/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 06:07 30/05/2024

Loài cá sống nhờ vào sự hợp tác của các khác

Giới thiệu về loài cá ép Cá ép, còn được gọi là cá bám tàu hay cá giác mút, là một họ cá có thân hình dài với đặc điểm nổi bật là cơ quan giác mút trên đỉnh đầu, được biến đổi từ vây lưng. Cơ quan này cho phép cá ép bám chặt vào các loài sinh vật biển lớn hơn như cá mập, cá voi, rùa biển, thậm chí cả tàu thuyền.

Cá ép
• 06:07 30/05/2024

Nghề nghêu tỉnh Bến Tre đạt chứng nhận MSC lần 3

Ngày 22 tháng 5 năm 2024, nghề Nghêu tỉnh Bến Tre một lần nữa lại được thắp sáng lên cùng với chứng nhận MSC lần 3. Đây cũng chính là vùng nuôi nghêu đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận này vào năm 2009.

Người dân
• 06:07 30/05/2024
Some text some message..